Tìm kiếm
Close this search box.
Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất

Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất

Đẩy mạnh triển khai thanh toán viện phí không dùng tiền mặt tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Vĩnh Phúc

Theo thống kê của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), thông thường, mỗi một người dân sẽ mất 48,5 phút chờ khám bệnh. Thế nhưng, nó không dừng lại ở riêng một bệnh nhân mà kéo theo 1 – 2 người nhà đi kèm, điều đó gây ra một sự lãng phí thời gian vô cùng lớn.

Cộng với đó, việc chờ đợi tạo ra sức ép vô hình, gây áp lực cho nhân viên y tế về quá tải. Chưa kể, hàng loạt các hệ quả không mong muốn như mất vệ sinh môi trường, quá tải nhà vệ sinh, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện.

Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này, đó là câu chuyện mà ngành y đang quyết liệt giải quyết suốt 5 năm qua nhưng mới chỉ giảm được một phần câu chuyện. Giữa xu thế thời đại 4.0, phải chăng, ngành y đã đến lúc phải thay đổi, chuyển mình bằng những ứng dụng tiện ích?

Mới đây, tại Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trong ngành y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có bài phát biểu: Thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán điện tử nói riêng là xu thế tất yếu của thời đại, thể hiện một xã hội văn minh, hiện đại, đem lại nhiều lợi ích to lớn, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước và hội nhập quốc tế.

Thanh toán không dùng tiền mặt có nhiều lợi ích như an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian hơn thanh toán tiền mặt; đồng thời cho phép các giao dịch mua bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ một cách trực tuyến ở mọi lúc, mọi nơi; cho phép người dân tiếp cận và thanh toán không chỉ trong nước mà ngay cả với thị trường toàn cầu.

Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu:

  • Đối với hình thức sử dụng phần mềm trên điện thoại di động, Bệnh nhân/Người nhà truy cập Website/Ứng dụng để đăng ký lịch khám và thực hiện thanh toán ngay. Tại đây, website/Ứng dụng sẽ chuyển qua màn nhập thông tin thanh toán trên kênh Internet Banking của ngân hàng hoặc màn hình thanh toán thẻ. Bệnh nhân/Người nhà phải đăng ký mở thẻ và/hoặc dịch vụ Internet Banking của ngân hàng.
  • Đối với hình thức thanh toán qua máy POS, Bệnh nhân/Người nhà tiến hành quét thẻ ATM/Thẻ tín dụng qua máy POS được đặt tại quầy thu ngân bệnh viện. Bệnh nhân/Người nhà phải đăng ký mở thẻ ATM/thẻ Tín dụng tại các Ngân hàng.
  • Đối với thẻ khám bệnh thông minh, mỗi bệnh nhân khi sử dụng phương thức thanh toán này sẽ được cấp 01 thẻ khám bệnh với thông tin bệnh nhân được mã hóa trong thẻ, thẻ cũng được tích hợp tính năng thanh toán như thẻ ATM thông thường. Với thẻ khám bệnh thông minh, bệnh nhân không cần thiết phải ra quầy thu ngân để thực hiện thanh toán, tiền sẽ tự động được trích từ thẻ để chi trả cho các viện phí phát sinh của khách hàng. Bệnh nhân phải đăng ký mở thẻ khám bệnh thông minh tại quầy của bệnh viện. Mỗi thẻ khám bệnh chỉ sử dụng trong phạm vi bệnh viện cấp thẻ, bệnh nhân không sử dụng được thẻ khi thăm khám tại các bệnh viện khác.

Qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như trên sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu thời gian chờ đợi thanh toán, tránh tình trạng bị mất cắp khi thanh toán bằng tiền mặt.

Bên cạnh đó, Bệnh viện không chỉ rút ngắn quy trình khám chữa bệnh, quản lý được dòng tiền, giảm áp lực cho đội ngũ cán bộ nhân viên ngay từ khâu tiếp đón, xếp hàng, đóng tiền; mà còn hỗ trợ quản lý hồ sơ bệnh nhân thông qua Thẻ khám bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh tại bệnh viện.  Đồng thời, bệnh viện cũng dễ dàng kiểm soát nguồn thu.

Tuy nhiên, tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Vĩnh Phúc, người dân đến khám chữa bệnh vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt, chưa quen sử dụng thẻ, các ứng dụng di động để thanh toán; phí thanh toán các giao dịch không dùng tiền mặt cao và bệnh viện chưa có cơ chế chi trả phí. Vì vậy nên Bệnh viện Y dược cổ truyền vẫn chưa triển khai được các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Thực hiện chỉ thị số 12/CT-BYT ngày 02/10/2019 của Bộ Y tế về việc đẩy mạnh triển khai thanh toán chi phí không dùng tiền mặt, Bệnh viện Y Dược cổ truyền Vĩnh Phúc đã phối hợp với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc triển khai cung ứng dịch vụ thanh toán viện phí không dùng tiền mặt tại Bệnh viện.

Cụ thể:

  1. Đối với thanh toán bằng máy POS

 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển sẽ lắp đặt thiết bị POS (Point of Sale) là các máy chấp nhận thanh toán thẻ, máy POS sẽ kết nối Internet với ngân hàng tiến hành thanh toán khi có yêu cầu từ khách hàng. Ngân hàng có thể xác minh thẻ và chấp nhận thanh toán. Để đảm bảo sự tiện lợi so với trả bằng tiền mặt nên thanh toán bằng thẻ ngân hàng thông qua máy POS cũng cực kỳ đơn giản. Tính tới hiện tại có 3 cách thanh toán thông qua máy POS như sau:

–         Thanh toán bằng điện thoại (không cần sử dụng thẻ):

Khách hàng chỉ cần tải ứng dụng thanh toán như Android Pay, Apple Pay, Samsung Pay về loại smartphone tương thích. Khách hàng sẽ đặt điện thoại lại gần máy POS, nhập mã PIN là thanh toán xong.

–         Thanh toán bằng cách cắm thẻ:

Cách này dành cho thẻ chip EMV – Công nghệ này có ở thẻ quốc tế Visa/MasterCard/JCB… Khách hàng sẽ không cần nhập mã PIN khi thanh toán

–         Thanh toán bằng cách quẹt thẻ:

Đây là cách thanh toán qua POS thường gặp nhất. Khách hàng sẽ quẹt thẻ, nhập mã PIN và hoàn tất thanh toán. Cách thanh toán này dành cho thẻ từ – Công nghệ đang áp dụng cho các thẻ nội địa mà phổ biến nhất là thẻ ghi nợ nội địa.

  1. Đối với thanh toán bằng QR code
  • Ngân hàng Phát triển và Đầu tư sẽ cung cấp cho Bệnh viện mã QR code
  • Khách hàng tiến hành tải ứng dụng VNPT Pay trên store về máy điện thoại di động;

  • Vào màn hình chính của ứng dụng, bấm chọn ICON QR để thanh toán;
  • Thực hiện quét mã QR trên hóa đơn cần thanh toán
  • Ứng dụng truy vấn cước và hiển thị cước cho khách hàng:
  • Khách hàng bấm thanh toán, và lựa chọn ngân hàng thanh toán
  • Thực hiện thanh toán, trừ tiền tài khoản, và gửi thông báo thanh toán thành công cho khách hàng


Hình ảnh minh họa các bước như sau:

Phòng Kế toán – Bệnh viện Y Dược cổ truyền Vĩnh Phúc

Facebook
Twitter
LinkedIn
Bài viết cùng chủ đề: