Tìm kiếm
Close this search box.
Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất

Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất

Stress – căng thẳng thần kinh Những ảnh hưởng và giải pháp Y học cổ truyền

Stress – căng thẳng thần kinh là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần.

Stress đang là vấn đề của nhiều người trong xã hội ngày nay, các rối loạn liên quan stress ngày càng gia tăng, gặp ở tất cả các đối tượng từ người lớn đến trẻ em. Các bệnh lý do stress thường khởi phát ở lứa tuổi trẻ, nữ gặp nhiều hơn nam và hay gặp ở các nước phát triển.

Ở Việt Nam, theo báo cáo của TS Dương Minh Tâm, Trưởng phòng điều trị liên quan stress Bệnh viện Tâm thần TW, năm 2017 có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn liên quan tới stress. Tuy nhiên, số người biết bệnh, đi khám và điều trị còn rất thấp.

  1. Nguyên nhân gây ra stress

Nguyên nhân gây ra stress rất đa dạng, dễ thấy nhưng nhiều khi cũng rất mơ hồ khó nhận diện. Thông thường có 4 nguồn gây stress:

Do môi trường bên ngoài: Thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm.

Những căng thẳng từ xã hội và gia đình: áp lực công việc, các vấn đề tài chính, mẫu thuẫn trong các mối quan hệ công việc, bạn bè người thân; sự mất mát người thân…

Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, ốm đau, không đủ chất dinh dưỡng

Suy nghĩ của tự bản thân: Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng. Thường đó là những suy nghĩ tiêu cực.

  1. Ảnh hưởng của stress đối với sức khỏe:

Sau stress, ai cũng có phản ứng cảm xúc căng thẳng ở mức nhất định nhưng

sau thời gian sẽ giảm và ổn dần, nếu là bệnh thì ngược lại các dấu hiệu khó chịu tăng dần.

Khởi đầu bệnh lý do stress thường có các biểu hiện:

Thể chất: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, đau nhức cơ bắp (đặc biệt là cổ, vai và lưng), tim đập nhanh, đau ngực và buồn nôn;

– Tinh thần: giảm tập trung và trí nhớ, thiếu quyết đoán, lơ ngơ, lú lẫn và mất hài hước;

Cảm xúc: lo âu, căng thẳng, trầm cảm, tức giận, thất vọng, lo lắng, sợ hãi, khó chịu, thiếu kiên nhẫn và nóng tính;

Hành vi: hối hả, bồn chồn, ăn uống nhiều, hút thuốc, uống rượu, khóc, la hét, đổ lỗi và thậm chí đập vỡ hay ném đồ vật xung quanh.

Stress kéo dài, bạn có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn về mặt sức khỏe như: đau tim, tăng huyết áp, trầm cảm, bị sốc, bị đau nửa đầu, lo âu, bị hen, suy giảm hệ miễn dịch, đau dạ dày và rối loạn giấc ngủ.

  1. Các giả pháp để vượt qua stress

Mức độ tác động của stress trong cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố cá nhân như sức khỏe thể chất, các mối quan hệ, cam kết và trách nhiệm của mỗi người, mong đợi từ bản thân hay xã hội và sự hỗ trợ từ người khác.

Để vượt qua căng thẳng – stress, chúng ta cần:

– Nhận biết các yếu tố gây stress, phản ứng cảm xúc cơ thể. Tìm cách loại bỏ chúng hoàn toàn hoạc giảm cường độ tần số và rút ngăn thời gian căng thẳng.

– Cải thiện điều kiện môi trường lao động và sinh hoạt hợp lý, hài hòa với điều kiện và sức khỏe bản thân, tránh căng thẳng.

– Điều trị các bệnh mãn tính, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tăng cường tập thể dục, tập yoga, luyện khí công nhằm tăng cường thể chất và khả năng kiểm soát cảm xúc.

– Điều chỉnh mục tiêu sống, tạo các mối quan hệ lành mạnh phù hợp năng lực hoàn cảnh của bản thân, suy nghĩ theo hướng tích cực trên nguyên tắc cuộc sống của tôi, lựa chọn của tôi, tôi thích nó hoặc tôi thay đổi.

Trong trường hợp các phản ứng cảm xúc căng thẳng có xu hướng tăng nặng hoặc kéo dài rất cần có sự tư vấn và điều trị của bác sĩ.

  1. Y học cổ truyền – nhận thức và cách vượt qua stress

Bệnh lý do stress – căng thẳng thần kinh gây ra đã được mô tả rất sớm trong các chứng kinh quý, chính xung, kiện vong, đầu thống, di tinh, thất miên… của Y học cổ truyền.

Nguyên nhân bệnh gây ra do sang chấn tinh thần (lo nghĩ, hoạt động thần kinh quá độ …), tình trạng thể tạng thần kinh yếu (tiên thiên không đầy đủ) đưa đến rối loại công năng (tinh khí thần) của các tạng phủ đặc biệt là các tạng tâm, can, tỳ, thận.

Y học cổ truyền cho rằng sang chấn tinh thần làm cho can khí uất kết, lâu ngày làm tổn thương âm huyết thường dẫn đến các chứng âm hư dương xung như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu. Ngoài ra “Can mộc khắc Tỳ thổ” đã làm tỳ mất vận hóa khiến khí trệ huyết ứ và tâm khí bị tổn thương dễ gây ra những triệu chứng biểu hiện của tâm tỳ hư như trống ngực, hồi hộp, ngủ ít hay mê, hay quên, ăn kém bụng đầy, đại tiện lỏng, mệt mỏi vô lực, chất lưới nhạt bệu, mạch tế nhược.

Ngoài ra can mộc chủ về giận, về nóng nảy cáu gắt. Ngược lại nếu hay nóng nảy cáu gắt sẽ hại đến can. Nếu can không chủ được nộ sẽ làm cho việc sơ tiết của can kém đi, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến những hoạt động tinh thần mà xuất hiện các chứng ngủ không yên giấc, nặng thì dẫn đến một số bệnh tinh thần. Bên cạnh đó, can là kho dự trữ huyết, điều tiết huyết cho cơ thể. Khi cơ thể hoạt động phần lớn huyết được chuyển tới lục phủ ngũ tạng, cung cấp dinh dưỡng cho hoạt động cơ thể. Khi nghỉ ngơi đại bộ phận huyết được trở về can. Nếu huyết không trở về can sẽ xuất hiện triệu chứng bồn chồn, khó ngủ.

Do vậy pháp điều trị chung là phải sơ can giải uất, chấn tĩnh, an thần kết hợp với dưỡng âm, bổ khí huyết, hòa huyết, hành khí. từ đó cải thiện tình trạng đâu đầu hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, tim hồi hộp, hay quên…

stress-căng-thẳng-thần-kinh.png (2057×1701)

Bệnh viện Y dược cổ truyền Vĩnh Phúc đã thực hiện các phương pháp điều trị các bệnh lý do stres gây ra có hiệu quả như:

  a) Phương pháp dưỡng sinh nhằm cung cấp cung cấp cho người bệnh:

– Cách ăn uống, làm việc và cải tạo môi trường sống theo phép dưỡng sinh, hài hòa với con người, giảm căng thẳng

– Các bài tập thư giãn, tập vận động, luyện thở khí công nhằm năng cao thể lực, khả năng chống chọi và vượt qua stress.

  b) Phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt thư giãn giúp cho người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe, dễ ngủ, tăng khả năng vượt qua stress.

1_35934.jpg (1000×666)

  c) Phương pháp dùng thuốc từ thảo dược.

Bệnh viện Y dược cổ truyền Vĩnh Phúc, trong nhiều năm qua đã ứng dụng điều trị các chứng trạng liên quan đến stress bằng các bài thuốc cổ phương như bài Tiêu giao tán, Thiên vương bổ tâm đan, Quy tỳ thang, Kỷ cúc địa hoàng hoàn….. Trên nguyên tắc bổ khí huyết, an dịu thần kinh Bệnh viện đã xây dựng và ứng dụng hơn 10 năm nay chế phẩm “Dưỡng vinh thang” xử dụng có hiểu quả cho người có cường độ làm việc căng thẳng, thể chất suy ngược, dễ kích thích, ăn ngủ kém.

Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Xuân – Bệnh viện Y Dược cổ truyền Vĩnh Phúc

Facebook
Twitter
LinkedIn
Bài viết cùng chủ đề: