Tìm kiếm
Close this search box.
Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất

Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất

Chú ý khi châm trong châm cứu

NHỮNG NỘI DUNG CẦN CHÚ Ý KHI CHÂM CỨU

Thái độ của thầy thuốc

Cũng như trong các phương pháp điều trị khác, thái độ của thầy thuốc trong châm cứu rất quan trọng

Cần phải tranh thủ được lòng tin của bệnh nhân: lòng tin là một yếu tố tâm lý quan trọng sẽ đóng góp tích cực vào quá trình chữa bệnh và hồi phục sức khỏe của bệnh nhân.

Thầy thuốc cần lưu ý: sự hòa nhã, nghiêm túc, vui vẻ, coi trọng người bệnh cùng với thao tác châm thuần thục sẽ giúp bệnh nhân thoải mái và do đó bệnh nhân sẽ hợp tác tốt với thầy thuốc trong việc chữa bệnh.

Cần kiên trì khéo léo giải thích cho bệnh nhân yên tâm trước những thủ thuật châm, giúp bệnh nhân tránh những căng thẳng vô ích trong khi châm, tạo điều kiện tốt cho châm cứu phát huy tác dụng của nó.

Tư thế bệnh nhân trong châm cứu

Chọn tư thế bệnh nhân đúng sẽ góp phần không nhỏ trong quá trình châm.

Các nguyên tắc khi chọn tư thế người bệnh:

Chọn tư thế sao cho vùng được châm được bộc lộ rõ nhất.

Bệnh nhân phải hoàn toàn thoải mái trong suốt thời gian lưu kim (vì nếu không thoải mái, người bệnh sẽ phải thay đổi tư thế làm cong kim, gãy kim hoặc đau vì kim bị co kéo trái chiều). Tư thế ngồi: có 7 cách ngồi

Ngồi ngửa dựa ghế: để châm những huyệt ở trước đầu, mặt, trước cổ, ngực, trước vai, mặt ngoài và mặt sau tay, mu bàn tay, mặt ngoài và mặt trước chân, mu bàn chân.

Ngồi chống cằm: để châm những huyệt ở đầu, trước mặt, gáy lưng, sau vai, mặt ngoài cánh tay, mặt trong và mặt sau cẳng tay và tay, bờ trong và mu bàn tay.

Ngồi cúi sấp: để châm những huyệt ở đỉnh và sau đầu, gáy, mặt bên cổ, mặt sau vai, lưng, mặt bên ngực, mặt bên bụng, mặt sau và mặt ngoài cánh tay, mặt sau và mặt ngoài khuỷu tay.

Ngồi cúi nghiêng: để châm những huyệt ở một bên đầu, một bên tai, một bên cổ, sau vai, lưng, mặt bên mình, mặt ngoài và mặt sau một bên tay, mặt sau một bên cẳng tay và cổ tay, mu bàn tay và bờ trong bàn tay.

được chọn vì giúp bệnh nhân thoải mái và ít bị tai biến choáng do châm.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Bài viết cùng chủ đề: