Tìm kiếm
Close this search box.
Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất

Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất

Cao bổ ngủ – giấc ngủ bình yên

Tên sản phẩm: Cao bổ ngủ

 

Cơ sở sản xuất: Bệnh Viện Y Dược cổ truyền Vĩnh Phúc

 

Quy cách: Chai 100ml

Bệnh mất ngủ là gì? Mất ngủ kinh niên có nguy hiểm không?

Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là chứng bệnh gây khó khăn trong đời sống rất nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, ngủ mê man hay gặp ác mộng hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.

Vì định nghĩa của từ mất ngủ hay khó ngủ không rõ rệt, tỷ lệ mất ngủ có thể từ 4% cho tới 48%. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15% bị trạng thái, buồn ngủ, ngủ gà gật trong ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần.

Bệnh mất ngủ có thể phân thành 2 dạng: mất ngủ ngắn hạn và mất ngủ mãn tính (mất ngủ kinh niên).

  • Mất ngủ ngắn hạn thường chỉ diễn ra trong khoảng thời gian dưới 1 tháng.
  • Mất ngủ mãn tính diễn ra liên tục trên 1 tháng, khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

DẤU HIỆU NGUY HIỂM CỦA MẤT NGỦ

× Khó ngủ, ngủ không sâu gây ra cảm giác mệt mỏi. × Phụ thuộc vào thuốc ngủ hay rượu để ngủ ngon giấc
× Gặp khó khăn trong việc ngủ lại sau khi thức dậy ×Thức dậy quá sớm vào buổi sáng
× Thường xuyên tỉnh dậy lúc nửa đêm × Ban ngày mệt mỏi, cáu gắt, không tập trung công việc

 

 

 

 

 

Bệnh mất ngủ không thể chủ quan hay coi thường bởi nếu không khắc phục sớm khiến tình trạng này diễn ra triền miên, kéo dài sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm như: béo phì, tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư, đột quỵ

Chữa mất ngủ bằng thuốc Nam lành tính, hiệu quả lâu dài

      Khác với thuốc chữa trị bệnh mất ngủ theo Tây y chủ yếu quan tâm điều trị triệu chứng, còn điều trị bệnh mất ngủ theo Đông y lại quan tâm đến căn nguyên gây ra bệnh. Trong Đông y, mất ngủ được gọi là thất miên (thất: mất, miên: ngủ) hoặc bất mị (bất: không, mị: ngủ), nguyên nhân do tâm tỳ hư, can khí uất, thận âm hư gây nên, cụ thể:

  • Do căng thẳng, lo âu, suy nghĩ quá nhiều dẫn tới hại Tỳ, khi Tỳ hư dẫn tới Huyết không được dưỡng, Can khí uất gây ra tình trạng mất ngủ.
  • Cơ thể mệt mỏi quá độ, suy nhược dẫn tới hao tổn thận âm, không dưỡng được Tâm gây ra Tâm hỏa, làm thần chí không yên cũng dẫn tới mất ngủ.
  • Ăn uống không hợp lý gây ra đờm nhiệt ứ trệ khiến giấc ngủ không yên.
  • Tâm bị kinh động, ngủ hay mơ, sợ hãi bất an cũng gây ra chứng mất ngủ.

       Muốn điều trị bệnh hiệu quả cần tác động vào tận căn nguyên gây bệnh, chú trọng điều trị vào Tâm, Can, Tỳ, Thận. Sử dụng các bài thuốc Nam có tác dụng sơ can giải uất, trấn tâm, bổ tỳ, ích thận, dưỡng huyết sẽ giúp khắc phục hiệu quả bệnh mất ngủ và tránh tái phát trở lại.

      Tùy vào thể bệnh nhân, độ tuổi, giới tính và nguyên nhân gây ra bệnh mà thầy thuốc sẽ gia giảm các vị thuốc trong bài thuốc chữa trị bệnh mất ngủ là khác nhau. Ví dụ, với người mất ngủ do tâm tỳ hư thì phải bổ tỳ khí, khi tỳ tốt thì sẽ sinh được nhiều huyết dưỡng tâm, tâm đủ huyết sẽ ngủ được. Với người tâm âm huyết hư thì phải bổ âm, tư âm dưỡng huyết, ích khí, liễm tâm khí dưỡng tâm, tan thần…

      Điều này cho thấy, Đông y tập trung vào điều trị đúng căn nguyên gây ra bệnh mất ngủ, điều trị tận gốc bệnh mất ngủ và điều hòa ngũ tạng, nâng cao thể trạng và sức đề kháng nên mang lại hiệu quả lâu dài. Người bệnh không chỉ có được giấc ngủ ngon sau điều trị mà thể trạng cũng tốt lên, cơ thể và thần kinh hết suy nhược. Bên cạnh đó, những vị thuốc Đông y được đánh giá là lành tính và gần như không gây ra tác dụng phụ.

Cao bổ ngủ – Bài thuốc đặc trị mất ngủ từ thảo dược hiệu quả, không tác dụng phụ

          Nắm rõ nguyên lý điều trị mất ngủ của Đông y, các Bác sĩ tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Vĩnh Phúc đã dày công nghiên cứu đồng thời chắt lọc tinh hoa từ nhiều bài thuốc cổ dân tộc để tìm ra những vị thuốc quý và cách kết hợp hiệu quả nhất đã cho ra đời bài thuốc Cao bổ ngủ, đặc trị chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh cho hiệu quả cao và an toàn.

       Cao bổ ngủgĐược bào chế từ 100% THẢO DƯỢC THIÊN NHIÊN: Lạc tiên, Vông Nem, Lá dâuiá

    ‣ Lá dâu tằm: Trong lá dâu có chất cao su, chất caroten, tanin, rất ít tinh dầu, vitamin C, colin (cholin), adenin, trigonenlin (trigonellin). Ngoài ra còn có pentozan, đường, canxi malat và canxi carbonat. Chính các thành phần này mà lá dâu tằm chữa mất ngủ kinh niên rất tốt, đây là kinh nghiệm được ông bà truyền lại từ bao đời nay.

‣ Lá vông nem: Trong Đông y nó có vị đắng, hơi chát, tính bình, thành phần chủ yếu trong lá và vỏ cây vông nem là alkaloid và saponin  nên có công dụng an thần, dễ đi vào giấc ngủ, bớt trằn trọc nhức đầu, hạ huyết áp, hạ nhiệt, tiêu ích sát trùng, loại trừ được bệnh phong thấp, bệnh trĩ, nhiều bệnh khác,…

           Lạc tiên (nhãn lồng, chùm bao): từ lâu đã được cho là có tác dụng giúp trấn tĩnh, chống hồi hộp, lo âu, mất ngủ. Theo y học cổ truyền, lạc tiên có vị ngọt và đắng, tính mát, còn có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, viêm da, mẩn ngứa. mệt mỏi – Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra thành phần alcaloid có nhân harman trong chiết xuất của lạc tiên có tác dụng an thần, kéo dài giấc ngủ nhờ ngăn cản được hoạt động của cafein trên cơ thể thỏ.

            – Ngoài ra, cây lạc tiên khô còn chứa lượng lớn flavonoid, có tác dụng khắc phục chứng tim đập nhanh tại một số thí nghiệm trên cơ thể chuột.

 

CHỈ 1 LIỆU TRÌNH GIÚP:

♦ Hết mất ngủ mãn tính, mất ngủ lâu năm, khó ngủ, ngủ trằn trọc…

 

♦ Hết suy nhược thần kinh, căng thẳng, lo âu, stress do thiếu ngủ.

 

Cách dùng, liều dùng: uống 50ml/ngày, uống trước khi ngủ 30 phút

 

!!! Lưu ý: Bên cạnh việc điều trị mất ngủ bằng các phương pháp nêu trên, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Một số lưu ý cho bệnh nhân mất ngủ như:

  • Duy trì đồng hồ sinh học đều đặn, hạn chế thức khuya.
  • Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn.
  • Ăn uống khoa học, hợp lý, hạn chế ăn đêm.
  • Không vận động quá sức trước giờ ngủ.
  • Hạn chế sử dụng cà phê và các chất kích thích.
  • Chú ý thư giãn, tránh căng thẳng, lo âu.

Mất ngủ nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của bạn. Với những bệnh nhân mất ngủ nên tăng cường ăn một số thực phẩm có tác dụng an thần, giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn như:

  • Hạt sen, long nhãn, rong biển, lạc tiên.
  • Các loại rau như rau thiên lý, bông súng, súp lơ xanh.
  • Một số loại hạt như đậu nành, mè đen…

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần lưu ý hạn chế một số thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu, kích thích thần kinh dẫn tới khó ngủ như:

  • Cà phê và các món ăn, đồ uống chứa caffein.
  • Thuốc lá và các chất kích thích.
  • Thực phẩm chiên xào, món ăn nhiều dầu mỡ.
  • Đồ ăn vặt, thức ăn nhanh.

Khoa Dược – Bệnh viện Y Dược cổ truyền Vĩnh Phúc

Facebook
Twitter
LinkedIn
Bài viết cùng chủ đề: